Những cách đánh bắt cá tôm miền Tây đỉnh của chóp

cach danh bat ca mien Tay

Trên những cánh đồng, ao, hồ, kênh rạch, vuông, sông hồ ở miền Tây luôn có lượng lớn hải sản. Do ăn thức ăn có trong nước không có tạp chất nên đây được xem là nguồn thực phẩm sạch và tươi ngon. Vậy cách đánh bắt cá tôm miền Tây như thế nào? Mỗi buổi sáng hoặc chiều, người dân chỉ cần mang lờ, lộp, nôm, lưới ta đồng bắt cá mang về là có bửa cơm dân dã đậm chất miền Tây bao hao cơm.

Với người dân nơi đây thì rất nhiều cách đánh bắt cá, hoạt động này được coi là đơn giản vì hầu như hộ dân nào cũng có vật dụng riêng để đánh bắt. Cá khi bắt được được phân chia rõ ràng, nếu còn nhỏ thì thả vào vuông, con to thì  để ăn.

Mùa nào thức nấy, mùa khác nhau sẽ có những loại cá khác nhau. Vào mùa mưa thì có cá lóc, cá trê vàng, nhái và ếch,… mùa khô thì có cá sặc, tép, cua,.. còn mùa nước nổi thì có cá linh, tôm,…Riêng cá bống trứng, cá bống tượng, lươn, rắn, ốc,.. thì mùa nào cũng có . Miền Tây có ba vùng: nước mặn, nước ngọt và nước lợ nên có rất nhiều loại cá, và hàng chục loại cua, tôm,…

>>> Top 6 dụng cụ đánh bắt tôm cá Miền Tây

>>>6 loại cá đồng miền Tây, đặc sản miền sông nước

Mời các bạn xem video Tận Hưởng Những Thú Vui Vào Mùa Nước Nổi tại đây cùng tụi mình nhé!

Tận Hưởng Những Thú Vui Vào Mùa Nước Nổi

Những cách đánh bắt cá tôm miền Tây phổ biến nhất.

Bắt cá bằng tay không

Khi nước dưới rạch, dưới sông cạn lòi bãi, người dân thường lội xuống dùng tay mò cặp mé đước, mé dừa, sẽ bắt gặp nhiều loại cá đang trú ẩn tại đó như cá trê, cá thác lác, tôm,…cứ thể bắt những con cá bỏ vào rộng và mang về chế biến. Quan trọng ở cách này là bạn phải biết được nơi nào cá thường trú ẩn để mò cá được nhanh và dễ hơn.

Bắt cá tay không - Cách đánh bắt cá miền Tây
Bắt cá tay không – Cách đánh bắt cá tôm miền Tây

Bắt cá trên cạn: sau những trận mưa đầu mùa, theo tập tính của nhiều loại cá sẽ lên ruộng để đẻ trứng. Người miền Tây biết điều này nên cơn mưa ập xuống, người dân ra những kênh mương, đường dẫn nước, sẽ thấy rất nhiều cá vượt bờ, người dân chỉ cần bắt nhẹ nhàng vào rỗ, là có món ngon cho bữa cơm chiều.

Ngoài ra, khi nước rút xuống lúc đó đồng cạn, lúc này khoảng tháng 10 – tháng 11 mùa mưa đã dứt, lúc này cá đồng hoạt động mạnh nhất, bạn có thể dễ dàng dùng tay bắt hoặc người dân có thể đào những rãnh dẫn chúng đến một cái mương, hầm. Lúc đó bắt cá rất dễ dàng,

Bắt cá bằng các dụng cụ tự chế.

Dùng rỗ xúc cá lòng tong, cá sặc: Những loại cá này thường sống trong đìa, ao, những nơi nước cạn. Những người dân có kinh nghiệm thường đuổi cá vào một gốc, bụi cỏ, gốc năng, lát,… bằng cách dùng tay tạc nước, dùng cây đập mạnh vào nước,… khi gôm cá lại được rồi chỉ cần lấy gỗ xúc lấy. Cá sặc, ca lòng tong,.. mang về kho với nước dừa sền sệt, chấm rau dại ăn với cơm trắng thì không còn gì bằng.

ro bat ca
Dùng rỗ bắt cá – Cách đánh bắt cá tôm miền Tây

Tác đìa: Khi trời bắt đầu chở chướng thì lúc đó cá trong đồng có xu hướng bơi ra sông, nên người dân sử dụng phương pháp tát đìa để bắt cá. Người dân sử dụng gàu, hoặc buộc gàu vào cho hai người cùng tác gọi là gàu vai. Tác đến khi nào đìa cạn nước thì sẽ thấy rất nhiều cá nằm phơi mình trên mặt bùn, người ta chỉ cần bắt cá bỏ vào thùng mang về.

Tat dia
Tát đìa bắt cá – Cách đánh bắt cá tôm miền Tây

Đăng mương: Con lạch, con mương là con đường dẫn nước vào vườn, vào ruộng. Sáng nước lớn thì ngập mênh mông, người dân rải cám rang quanh mương để nhử cá vào. Sau đó, dùng đăng chặn ngang miệng mương. Đợi đến trưa, nước rút xuống, mương rạch đã cạn. Sau đó người dân đắp ngang, tác cho khô nước còn lại và bắt cá.

dang muong
Đăng mương bắt cá – Cách đánh bắt cá tôm miền Tây

Dùng chĩa đâm cá: Chĩa là vũ khí phòng vệ khi ra đồng và cũng là dụng cụ để bắt cá hiệu quả. Cây chĩa thường được làm bằng sắt được mài nhọn, trên cán được gắn thanh tre, trúc. Khi phát hiện thấy cá, người dân chỉ cần đâm thẳng xuống thân cá là có món cá kho thơm nức mũi trong bữa cơm.

chia dam ca
Dùng chĩa đâm cá – Cách đánh bắt cá tôm miền Tây

Nơm: Nơm được làm bằng tre được vót có đầu nhọn, thân nhẵn. Phía trên là miệng nhỏ bằng cái tô vừa đủ tay người bỏ vào, mặt dưới to bằng thúng để tạo được diện tích để bắt cá. Khi xác định được nơi cá trú ẩn, chỉ cần đặt nơm úp xuống rồi dùng tay để bắt.

dung nom bat ca
Dùng nôm bắt cá – Cách đánh bắt cá tôm miền Tây

Ống trúm: là một ống tre được thông các mắt, phần miệng thì có hom bện bằng dây lạt. Mồi nhử thường là tôm, cua chết,… đặt trúm nơi nhiều sậy, nhiều gốc cây. Cá khi lỡ sa ống trúm sẽ không thoát ra được.

ong trum
Ống trúm bắt cá – Cách đánh bắt cá tôm miền Tây

Câu: Thường làm bằng tre, trúc. Tùy thuộc vào từng loại cá mà có cách cắm, mồi khác nhau như câu cắm, câu thọt,..

cau ca
Câu cá – Cách đánh bắt cá tôm miền Tây

Sa vi: Đây là dụng cụ đơn giản dùng để bắt cá lóc. Cách đặc sa vi cũng ảnh ưởng rất nhiều đến thành quả. Phải đặt nơi ca lóc đi qua, cá đã vào rồi sẽ không quay đầu ra được. Tầm khoảng 2 -3 tiếng ra thăm và mang về chế biến.

Lộp: Được làm bằng tre, thiết kế có hai hôm, hôm trước là đường vô và hôm sau bị chặn lại không cho bơi ra. Người dân cứ để lộp ở những nơi nước cạn, hoặc nước không sâu, sau thời gian sẽ có cá, chỉ cần đổ lộp sẽ có cá ăn.

lop bat ca
Lộp cá – Cách đánh bắt cá tôm miền Tây

Lưới: Dụng cụ này sử dụng rất đơn giản. Chọn nơi nào có nhiều cá, thả lưới xuống và chờ đợi thành quả.

giang luoi
Giăng lưới bắt cá – Cách đánh bắt cá tôm miền Tây

Chài, dớn, vó: Đều được làm bằng lưới, cấu tạo mỗi loại sẽ khác nhau nhưng chung mục đích là đánh bắt cá.

chai ca
Chài lưới bắt cá – Cách đánh bắt cá tôm miền Tây

Cá tôm miền Tây rất phong phú và đa dạng, người dân có thể dùng tay không để bắt, nhưng muốn bắt số lượng nhiều thì cần có sự hỗ trợ của dụng cụ. Những cách đánh bắt trên được người dân sử dụng rất nhiều ở miền Tây. Mọi người nếu có dịp về với vùng đất Tây Nam Bộ thì cùng trải nghiệm nhé, đảm bảo vô cùng thú vị đấy!

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

error: