Nghĩa tình miền tây ẩn trong các ngày lễ của Phật Giáo Hòa Hảo

Các ngày lễ của Phật Giáo Hòa Hảo

Đạo Phật Giáo Hòa Hảo là một tôn giáo được công nhận của Việt Nam với phần lớn các tín đồ của đạo là người con của mảnh đất miền tây thân thương. Chính vì thế, các ngày lễ của Phật Giáo Hòa Hảo là thời điểm quy tụ rất nhiều bà con từ các tỉnh miền tây tụ họp về An Giang để tham gia; cái ấm áp, thân thương, đậm đà bản chất của con người miền tây được thể hiện qua các ngày lễ đó.

Cùng tui là người miền tây tìm hiểu kĩ hơn về các ngày lễ của Phật Giáo Hòa Hảo qua bài viết bên dưới nhé!

Phật Giáo Hòa Hảo (PGHH) là gì?

Đạo PGHH do Huỳnh Phú Sổ sáng lập vào năm Kỷ Mão 1939 tại làng Hòa Hảo, tỉnh Châu Đốc nay là thị trấn Phú Mỹ, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang.

Ông lấy pháp môn “Học Phật – Tu Nhân” làm căn bản và chủ trương tu hành tại gia. Dựa trên nền tảng của đạo Phật, những bài sấm kệ do chính Huỳnh Phú Sổ biên soạn đã trở thành giáo lý cho các tín đồ noi theo.

Các ngày lễ của Phật Giáo Hòa Hảo
An Hòa Tự được xem là nơi gốc của đạo PGHH

Cho đến ngày nay, các tín đồ của đạo PGHH trải rộng khắp các tỉnh miền tây như An Giang, Đồng Tháp, Hậu Giang, Cần Thơ, Vĩnh Long, Kiên Giang, Bến Tre và Long An với số lượng đông đảo bà con tham gia.

Phật giáo Hòa Hảo lấy Pháp Môn là “học Phật – tu Nhân” giúp nhân dân học Phật tu Nhân hành thiện, chủ trương tu hành tại gia, giải trừ mê tín dị đoan. Bởi vậy, Phật giáo Hòa Hảo được coi là một tôn giáo nội sinh mang đậm tính dân tộc, ảnh hưởng mạnh mẽ tại Nam Bộ, phù hợp với mọi tầng lớp trong xã hội.

Các ngày lễ của Phật Giáo Hòa Hảo
Tín đồ của đạo Hòa Hảo đại đa số là bà con các tỉnh miền tây

Lịch sử thành lập đạo PGHH ở An Giang?

Huỳnh Phú Sổ là con thứ tư trong một gia đình nhưng là con trai trưởng của ông Huỳnh Công Bộ và bà Lê Thị Nhậm. Sau khi tốt nghiệp tiểu học, ông bỏ học vì mắc nhiều bệnh. Quá trình lên núi chữa bệnh là thời kỳ ông bắt đầu học đạo, học làm thuốc. Khi chưa tròn 18 tuổi ông tuyên bố mình là bậc “sinh nhi tri”, biết được quá khứ và nhìn thấu tương lai.

Ông chữa bệnh cho người dân bằng các bài thuốc Nam do ông kê hoặc nước lã, giấy vàng, lá xoài, lá ổi, hoa mẫu đơn, hoa cúc vạn thọ. Đồng thời, ông còn truyền bá giáo lý bằng những bài sám giảng (còn gọi là sấm giảng) do chính ông soạn thảo. Chỉ trong 2 năm từ 1937 – 1939, số người tin theo ông khá đông và ông nổi tiếng tiếng khắp vùng.

Các ngày lễ của Phật Giáo Hòa Hảo
Giáo lý của Đức Huỳnh Giáo Chủ gần gũi và dễ hiểu nên được bà con đón nhận tích cực

Ngày 18/5 năm Kỷ Mão (tức ngày 04/07/1939) Huỳnh Phú Sổ tổ chức lễ khai đạo tại tư gia, lấy tên ngôi làng Hòa Hảo – nơi mình sống để đặt tên cho tôn giáo ông lập là “Phật giáo Hòa Hảo”. Sau đó, ông được các tín đồ PGHH suy tôn là “Thầy tổ” và được gọi là “Đức Tôn Sư”, “Đức Thầy” hay “Đức Huỳnh giáo chủ”.

Nội dung cốt lõi của những bài sấm giảng đó là giáo lý của Đức Phật Thích Ca. Với lối văn dễ hiểu, bình dị, gần gũi nên được mọi người đón nhận tích cực. Đức Huỳnh giáo chủ vừa chữa bệnh vừa truyền giáo nên Phật giáo Hòa Hảo phát triển rộng rãi khắp miền Tây Nam Bộ.

Các ngày lễ của Phật Giáo Hòa Hảo

Các ngày lễ của Phật Giáo Hòa Hảo
Có rất nhiều ngày lễ của đạo PGHH trong một năm

Các ngày lễ của Phật giáo Hòa Hảo đều tính theo lịch âm. Trong một năm, các tín đồ Hòa Hảo sẽ có những ngày lễ sau:

● Tết Nguyên Đán: Ngày 1/1

● Lễ Thượng Ngươn: Rằm tháng giêng

● Ngày Đức Huỳnh Giáo chủ vắng mặt: 25/02

● Lễ Phật Đản: 08/04

● Lễ khai sáng Đạo PGHH: ngày 18/5

● Lễ Trung Ngươn, Vu Lan Báo Hiếu: Rằm tháng bảy

● Vía Phật Thầy Tây An: 12/08

● Lệ Hạ Ngươn: Rằm tháng mười

● Lệ Phật Adida: 17/11

● Lễ Đản Sinh Đức Huỳnh Giáo Chủ: 25/11

● Lễ Phật thành đạo: Ngày 8 tháng chạp

Các ngày lễ của Phật Giáo Hòa Hảo
Lễ 18 tháng 5 là một trong các ngày lễ của Phật Giáo Hòa Hảo

Trong số các ngày lễ của Phật Giáo Hòa Hảo, ngày lễ lớn nhất và quy tụ nhiều tín đồ về xứ Hòa Hảo An Giang để chiêm bái và tham dự nhất phải kể đến lễ 18 tháng 5 âm lịch hằng năm (lễ khai sáng đạo PGHH).

>>> Tưng bừng lễ 18 tháng 5, đại lễ lớn của đạo Phật Giáo Hòa Hảo

Tình người miền tây thể hiện trong các ngày lễ của Phật Giáo Hòa Hảo

Vào các ngày lễ của Phật Giáo Hòa Hảo, đặc biệt là ngày lễ 18 tháng 5 âm lịch hằng năm. Bà con các tỉnh miền tây là tín đồ của đạo từ khắp gần xa đều nô nức kéo nhau về với nơi cội nguồn sản sinh ra đạo để chiêm bái, hành lễ và cầu nguyện.

Các ngày lễ của Phật Giáo Hòa Hảo
Hình ảnh quen thuộc trong ngày lễ 18 tháng 5 của đạo PGHH

Đông đúc và rất nhộn nhịp là vậy, nhưng tình người miền tây ấm áp, chân chất vẫn len lõi khắp mọi nẻo đường. Bà con trong khu vực gần nơi tổ chức lễ nhà nhà đều nấu những phần thức ăn, nước uống, nước thuốc, kinh giảng,… mang ra để phục vụ miễn phí cho bà con ở xa tới tham dự đại lễ.

Các ngày lễ của Phật Giáo Hòa Hảo
Cái hào sảng của con người miền tây được thể hiện rõ nét qua từng hành động

Vậy mới thấy, dù cuộc sống có ngày càng hiện đại, lối sống có nhộn nhịp và hối hả đến cỡ nào, thì ẩn sâu trong mỗi con người miền tây quê tui vẫn là cái chất mộc mạc, hào sảng và ấm áp tình người.

Các ngày lễ của Phật Giáo Hòa Hảo
Quá nhiều hành động đẹp đậm chất miền tây

Ngoài các ngày lễ của Phật Giáo Hòa Hảo, miền tây còn có rất nhiều lễ hội lớn khác, cùng Tui là người Miền Tây tìm hiểu ngay sau đây nhé:

>>> Vui mùa lễ hội Ok Om Bok của người Khmer 2022

>>> Độc đáo lễ dâng y Kathina 2022 của người Khmer

>>> Tìm hiểu các nghi thức lễ Đôn Ta 2022 của đồng bào người Khmer

>>> Đặc sắc lễ hội đua bò Bảy Núi ở An Giang

>>> Lễ hội Kì Yên đình thần Thoại Ngọc Hầu

Mời các bạn truy cập YouTube hoặc Facebook để tìm hiểu thêm nhiều món ăn và địa điểm hấp dẫn khác ở miền Tây.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

error: