Từ những loại rau củ được trồng tại nhà, người dân đã tận dụng và khéo léo tạo màu tự nhiên để làm các loại bánh miền Tây nhiều sắc màu làm tăng thêm độ hấp dẫn, đẹp mắt và thơm ngon.
>>> 5 món ăn chế biến từ sen ngon hết sảy con bà bảy
>>>20+ Loại bánh đặc sản miền Tây, nhắc tới là thèm ngay
Các bạn vào xem các video về miền Tây tại youtube của bọn mình
Videobánh lá Miền Tây tại đây nhé
Danh mục bài viết
Bánh xèo ngũ sắc
Khác chiếc bánh xèo cỡ to bình thường, bánh xèo ngũ sắc có kích thước nhỏ hơn, chỉ vừa đủ một người ăn. Vỏ bánh là sự hòa quyện giữa bột gạo pha loãng với màu tự nhiên của rau củ như: màu xám của lá mơ, màu tím từ củ dền, vàng của củ nghệ, cam của quả gấc, màu xanh của lá dứa.
Khi chiên các bạn tưới dầu xung quanh thành bánh và khi bánh chín để ráo dầu thì sẽ được vỏ bánh giòn rụm. Cắn một miếng, bạn sẽ cảm nhận được mùi bột gạo cùng hương thơm nhè nhẹ của rau củ, nhân bên trong thơm ngọt từ củ sắn, củ hủ dừa, tôm, thịt,…nóng hổi.
Ăn đúng chuẩn bánh xèo phải ăn chung với rau sống. Để miếng vỏ bánh đầy màu sắc cùng một ít nhân lên rau xanh rồi cuộn lại thật gọn rồi chấm ngập với nước chấm chua ngọt, hương vị này sẽ khiến bạn khó mà quên được mỗi lần đến miền Tây.
Bánh tằm ngũ sắc
Bánh tằm được làm từ bột gạo nguyên chất, trộn thêm màu từ trái gấc, hoa đậu biếc, trái dành dành, lá cẩm, sau đó mang đi hấp cách thủy. Người dân phải dùng tay để nhào nặn bột, cẩn thận se bánh thành những sợi nhỏ, do dùng tay nên từng sợi sẽ có kích thước khác nhau nhưng bù lại sợi bánh dai, mềm, xốp không bị nhão.
Bạn có thể dùng dầu ăn và sáp mật ong cho lên mặt bàn để tránh tình trạng dính bột và giúp cho cọng bánh thêm bóng loáng hơn, đồng thời cũng giữ được hương thơm và vị ngọt của gạo. Bánh tầm ngũ sắc này đã trở thành điểm nhấn và là một trong những món bánh ngon miền Tây được du khách yêu thích.
Bánh tằm khoai mì
Bánh tằm khoai mì là món ăn vặt quen thuộc dân dã của miền Tây Nam bộ. Do có hình dáng thuôn dài rất giống con tằm, cái tên bánh tằm khoai mì cũng có từ đây. Bánh được làm từ nguyên liệu khoai mì, bột năng, dừa nạo. Nhào bột rồi nắn ra những con tằm đầy màu sắc từ rau củ rồi mang đi hấp.
Cắn vào sẽ thấy hơi dai dai của bột năng, bùi bùi ngọt ngọt của khoai mì, béo ngậy của lớp trắng dừa nạo, bên ngoài áo một lớp dừa nạo nhuyễn hoặc lớp muối mè rang, đậu phộng lên bánh để làm dạy thêm hương vị của bánh
Bánh tét Trà Cuôn
Bánh tét Trà Cuôn được làm từ nguyên liệu chính là gạo nếp dẻo, thịt mỡ, đậu xanh và trứng muối. Người làm bánh phải trộn nếp và ngâm với màu của rau củ như lá dứa, trái gấc và lá cẩm để làm tăng thêm độ đẹp mắt và tươi tắn cho món bánh này. Du khách có thể tìm loại bánh này ở bất cứ đâu ở Trà Vinh và bánh được xem là món ăn đặc sản của nơi này.
Bánh bò
Bánh bò có hương thơm nồng nàn, có vị ngọt dịu, beo béo từ nước cốt dừa, là món ăn vặt quen thuộc được nhiều người dân yêu thích ở miền Tây. Đi dọc theo các khu chợ quê, thì các bạn sẽ bắt gặp món bánh bò trong các gian hàng của bánh dân gian.
Từng chiếc tròn nhỏ xinh xinh với nhiều màu như xanh lá của lá dứa, vàng của nghệ, tím của lá cẩm,… Khi ăn sẽ ăn chung với nước cốt dừa sền sệt và một lớp mè rang được rải lên trên bề mặt bánh. Cái thơm béo ngậy của nước cốt dừa, bùi bùi của lớp mè hòa cùng từng lớp bột xốp mềm sẽ làm tăng thêm độ hấp dẫn của bánh.