Ai ghé miền Tây rồi thì không thể nào quên thưởng thức những món bánh dân dã. Các loại bánh được gói bằng lá chuối tuy đơn giản nhưng lại mang hương vị thơm ngon đến lạ thường.
Danh mục bài viết
Bánh chuối khoai mì
Khoai mì và chuối đều là nguyên liệu gần gũi ở miền Tây sông nước. Người dân tận dụng những nguyên liệu có sẵn tại vườn kết hợp lại thành một món ăn vô cùng dân dã. Bánh có lớp ngoài là khoai mì được làm bằng bột nên dai dai, nhân là chuối xiêm được ngào đường nên vô cùng mềm dẻo.
Món bánh chuối khoai mì thành phẩm sẽ có lớp vỏ bên ngoài trong suốt, bên trong là nhân chuối hồng tươi chấm cùng nước cốt dừa béo nguậy. Cắn một miếng bánh, bạn sẽ cảm nhận được vị ngọt thanh của chuối, vị béo của nước cốt, bánh dẻo và còn thơm mùi lá chuối.
Bánh ít trần
Bánh ít trần là món quà vặt nổi tiếng của người miền Tây. Cách tạo hình của bánh giống như bánh ít nhưng khác ở nguyên liệu tạo thành. Vỏ bánh nhiều bột mì, ít bột nếp hơn, còn phần nhân thì được tạo thành từ tôm thịt và rau củ vò viên lại cho dễ ăn. Bành được hấp với lá chuối nên vừa có vị thơm, vừa dai mềm dễ ăn. Thưởng thức bánh ít trần với rau sống và nước mắm chua ngọt là đúng bài nhất.
Bánh ít đậu xanh – bánh được gói bằng lá chuối
Bánh ít đậu xanh được làm từ những nguyên liệu chính như: bột nếp, đậu xanh, lá chuối cùng các gia vị khác. Để làm bánh ít nhân đậu xanh, đầu tiên các nguyên liệu cần được chuẩn bị và trộn chung với nhau để tạo ra hỗn hợp bột nếp. Sau đó, đậu xanh đã ngâm nở được nấu chín, xay nhuyễn và trộn đều với đường để tạo thành nhân bánh. Tiếp theo, nhân đậu xanh được cuộn thành từng viên nhỏ, được bọc trong lớp bột nếp và hấp chín.
Bánh ít nhân dừa
Bánh ít nhân dừa là món bánh truyền thống của người miền Tây được làm từ bột nếp, dừa và một chút muối. Vỏ ngoài bánh là lớp bột nếp mỏng, dẻo và mềm, bên trong là nhân dừa thơm ngon, bùi bùi và ngọt nhẹ. Cách gói bánh ít đậu xanh và nhân dừa khá kì công. Chỉ những người thợ lâu năm mới có thể tạo ra những chiếc bánh gọn gàng, đúng chuẩn miền Tây.
Bánh xu xuê
Bánh được làm từ bột gạo, đỗ xanh, dừa nạo, lá chuối. Nhân bánh là đỗ xanh ngâm kỹ đãi sạch vỏ. Đem hấp chín, nghiền mịn, thắng với đường và trộn lẫn vài sợi dừa đã được nạo nhỏ. Khi ăn, bánh thường được cắt làm bốn nên trong nhân bánh 4 hạt sen được đặt ở 4 góc.
Bánh xu xê hoàn thành xong thơm mùi lá dứa, giòn sần sật của sợi dừa, bùi béo của đậu xanh. Bánh xu xê thường gặp trong các dịp cưới hỏi, là món bánh đặc trưng của dân tộc Việt. Hãy thử ngay cách làm bánh xu xê nhé, không cần phải ra ngoài tìm mua nữa.
Bánh ú
Bánh ú là một trong những món bánh đặc sản miền Tây được nhiều người yêu thích. Món bánh này trông tương tự như bánh ít nhưng có công đoạn chế biến kì công hơn một chút. Bánh muốn ngon phải có nước tro và mẹo nấu để bánh ngon hơn. Khi mở bánh ra, nếu bánh ngon đúng chuẩn thì hạt gạo nếp sẽ trong, nhân đỗ xanh mùi thơm nhẹ, vị bùi ngọt và mềm. Khi thưởng thức bạn sẽ cảm nhận được bánh cực kỳ dẻo thơm.
Bánh tét
Chẳng biết từ bao giờ, bánh tét trở thành món bánh miền Tây được yêu thích nhất. Làm bánh tét rất kì công, từ khâu chuẩn bị nguyên liệu cho đến cách gói bánh, nấu bánh. Bù lại, hương vị của bánh tét có thể lay động bất kì thực khách nào. Từ bánh tét chuối, bánh tét tro, bánh tét đậu xanh cho đến những loại kì công hơn như bánh tét lá cẩm, bánh tét ngũ sắc.
Bánh tét còn mang lại nhiều ý nghĩa nhân văn khi gắn kết các thành viên trong nhà lại với nhau ở các dịp lễ Tết, ngày giỗ ở miền Tây. Vào những ngày này, người miền Tây thường nấu cả nồi bánh chừng mấy chục đòn bánh để đãi khách và mang tặng cho những người hàng xóm.
Mời các bạn xem thêm các loại bánh đặc sản khác ở miền Tây tại đây. Mời các bạn truy cập YouTube hoặc Facebook để tìm hiểu thêm nhiều món ăn và địa điểm hấp dẫn khác ở miền Tây.